PHONG TRÀO VĂN HÓA - VĂN NGHỆ
Việt kiều Santo - Vila - Noumea
Tập hợp hình ảnh và tư liệu: Jean Van Son - Vanuatu
Đội Văn nghệ
Tagabê Tân đảo do anh Nguyễn Thế Tân phụ trách.
Sau hơn 50 năm, chắc chắn chúng ta: con,
cháu của những người phu mộ "chân đăng" thế hệ thứ hai - còn
nhớ rất rõ những gương mặt quen thuộc trên ảnh này. Trong đó
có: Nguyễn Thế Tân (Ký Ta) trưởng ban Văn nghệ. Hàng đứng
dưới từ trái sang phải: Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Ên
(Ngạn), Nguyễn Thị Khánh (Triệu Tử Long), người cầm nhị có lẽ
là Cao Văn Long (Đắc), Dương Thị Hằng
(Biến), Nguyễn Văn Lập. Hàng đứng trên: Ký Ta, Nguyễn
Thị Trong, Nguyễn Thị Phiên và một số anh em khác chưa nhớ tên.
Thành thực xin lỗi.
Ban nhạc Thanh niên Việt Kiều Noumea Tân Caledonie
Hội Công giáo có Đội trống Ngũ lôi nổi tiêng của Thầy giao Trần Văn Chúc
Ban Văn nghệ
Hội Liên Việt Port Vila do ông Nguyễn Tuân phụ trách
Từ trên xuống
dưới: Trần Thanh - Nguyễn Tuân - Trần Xuân
Chị Hạt - Chị
Tưởng - Chị Lụa - Chị Lý - Trần Bạch - Nguyễn Long - Trần Thận
Các chị: Gái
- Hồng - Phục - Định. Các anh: Henry Thuỷ - Huân - Luỹ - Thân.
Ban Văn nghệ của Hội Công Nông đoàn ở Tagabê
cũng như Hội Liên Việt ở Port Vila, đã giữ một vai trò quan trọng và
đóng góp một phần không nhỏ trong việc gìn giữ văn phong Việt nam của Cộng đồng
người Việt ở nước ngoài. Cũng như trong công cuộc vận động đấu
tranh đòi tầu hồi hương của bà con Việt kiều Tân đảo trong
những năm 1946 đên 1964.
Đội Ca kịch Cải lương Thanh
niên Liên Việt năm 1957-1958
Từ trái: Minh Tâm - Quách
Huân - Bác Sáu - Bùi Thuỷ - Trần Xuân - Trần Thận - Trần Thanh.
Nữ: Chị Nhật - Chị Hoa -
Chị Lụa - Chị Tưởng.
Việt kiều Santo đón Phái viên Vũ Hoàng tại sân bay Pakoa
Ông Vũ
Hoàng - Trưởng phái đoàn Ngoại giao nước Việt nam Dân chủ Công hoà đã gặp gỡ và
hết sức ca ngợi anh chị em "nghệ sĩ" không chuyên này. Ông nói: anh
chị em thanh thiếu niên là tinh hoa của người Việt nam sống xa Tổ quốc. Sinh ra
và lớn lên ở nước ngoài nhưng không hề quên tiếng mẹ đẻ. Không những thế, anh
chị em con học tập, giữ gin được bản sắc văn hoá dân
tộc. Kế tục được tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Phải
công nhận công lao giáo huấn của các bậc cha mẹ, chú bác ở đây thật
là to lớn.
Diên tuồng cải lương
Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn còn nhắc nhở và ca ngợi hình
ảnh vô cùng sinh động của một thời văn nghệ son trẻ. Người ta
vẫn nhắc đến các vở tuồng cải lương như "Triệu Tử Long phò A
Đảu" hay "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài" được anh chị
em diễn viên ở Tagabe biểu diễn hết sức hấp dẫn. Đặc biệt nhất là khi anh chị
em thanh niên Vila biểu diễn vở "Đời Cô Lựu" có nhiều tình
tiết cảm động được diễn như thật, làm cho rất nhiều khán giả
không sao cầm được nước mắt. Ông Nguyễn Tuân đã có công
lao cực kỳ to lớn trong việc tổ chức ban Văn nghệ của Hội Liên việt.
Cũng như việc đào tạo, huấn luyện anh chi em diễn viên, tuy không
chuyên nhưng lại rất tài ba và năng động.
Tất cả nhưng cái đó còn nói lên tinh thần
hăng say và tấm lòng nhiệt tình vô tư của anh chi em. Muốn diễn
được một vở kịch hoặc tuồng, phải tập luyện công phu hàng mấy tháng trời. Đó là
chưa kể, mỗi người phải bỏ ra bao nhiêu thời gian và công sức để học cho thật
thuộc lời của vai mình diễn.
Không hiểu động cơ nào đã thúc đẩy được mọi người
hoàn thành xuất sắc vai trò của mình như vậy? Động cơ nào đã thu hút
anh chị em đến với một tập thể gắn bó, thương yêu nhau như anh em trong
nhà? Phải chăng là "tuổi trẻ", phải chăng là lòng yêu văn nghệ.
phải chăng chỉ là để thể hiện tính cách? Gì thì gì, nhưng cái thể hiện rõ nét
nhất vẫn là tinh thần "mình vì mọi người", không vụ lợi cho riêng
mình.
Hàng trên: Các chị Hoa -
Bạch - Tuyết. Các anh: Thận - Long - Bạch.
Hàng ngồi: Các chị Hồng -
Tuyên - Lý - Quý. Các anh: Minh Bôn - Phụng.
Trên đây là hình ảnh của cả một nền di
sản văn hoá truyền thống của dân tộc Việt nam được bảo tồn ở
Tân đảo . Dù đi đâu, dù ở bất cứ nơi đâu, dù trong hoàn cảnh nào
chăng nữa, người Việt nam ta vẫn gin giữ được văn phong của dân
tộc mình. Người ta tôn vinh đó là niềm "tự hào dân tộc".
Biểu diễn múa sư lân đêm 14
Juillet 1960 tại Port Vila
Bác Tẩm đánh trống - Chị Lan
và Chị Nụ điều khiển trống.
Nói đến thế hệ trẻ mà không nhắc nhở đến
các cụ, các bác và thế hệ của các nghệ sĩ chân đăng cao
tuổi thì quả là một thiếu sót lớn. Chúng ta không thể nào
quên được những gương mặt tiêu biểu trên sân khấu chèo cổ, cải
lương của các thế hệ cha, chú hồi trước. Trong số "văn nghệ
sĩ" hồi đó, chúng ta đều nhớ rõ ông "kép" Rĩnh
tài ba, vừa ca vừa dạo đàn bầu, đàn nhị. Ông Tẩm, ông Tác là những tay
trống tuyệt hảo. Ông Tác biểu diễn cây đàn nhị ai cũng mê.Ông bà Biến, ông
Viết, ông Cân v.v...
Đội ca nhạc Tagabê do ông Đào
Văn Khải phụ trách.
Từ trái. Các nhạc công:
ắc-coóc Văn Khải - Sáo trúc Kiều Ý - Băng-dô Vinh Ức -
Ghi-ta Văn Sơn - Đàn Nhị Thuỷ
Cước -Sáo Trúc Thế Tân.
Ca sĩ: Các chị Trong - Hằng -
Sạch - Khánh. Các anh: Thọ - Tốt...
Các diễn viên tài ba như ông
bà Biến, ông Cân v.v... Người ta rất thích xem ông Tịch đóng vai
"hề", ông Mưu sắm vai Trương Phi trong vở tuồng "Triệu Tử Long
phò A đẩu". Các cụ hồi ấy cực kỳ tài ba. Hàng ngày vẫn phải bận bịu với đủ
mọi công việc vất vả để kiếm sống. Thế mà vẫn thu xếp được thời gian
để tổ chức luyện tập không mệt mỏi. Sau này các cụ
còn dẫn giắt con cháu học tập và biểu diên góp vui trong các
ngày Lễ Tết....
Ban Văn nghệ Thanh niên Liên Việt Port Vila Tân đảo
Anh Chi NC - chị Phục - chị Quý - chị Hoa - anh Xuân - anh Bạch - bác
Sáu - anh Thanh
Mặt khác không hiểu các cụ còn
kiếm đâu ra được tất cả các bộ quân áo, giầy mũ cực kỳ đẹp để mặc biểu
diễn chèo, cải lương? Chúng ta được biết và còn nhớ rõ là các ông kép
Rĩnh, ông Tác, ông Tẩm v.v... cũng là những nghệ nhân tự làm và chế
tạo các loại trống từ trống cái đến trống cơm, từ cây đàn nhị cho đến đàn
bầu, sáo trúc, thanh la, nạo bạt. Rồi lại còn trang trí sân khấu thế nào cho
phù hợp với từng vở diễn.
Đội ca kịch Tagabê: Chị Khánh
- Chị Phiên - Chị Hằng - Chị Gái
Các anh: Văn Thọ - Cao Thế -
Nguyễn Tốt - Tăng Quế.
Về đàn nhạc mới thì có ông Đào Văn Khải ở Máy
Cà-phê. Hội Liên Việt thì có ông Nguyễn Tuân vừa là người tổ chức, đào tạo
lớp diễn viên kịch nói tài ba góp phần không nhỏ trong các buổi dạ hội nhân dịp
các ngầy lễ lớn của người Việt nam ở đây.
Đội mũa Sư lân của Thanh niên Liên Việt Santô do ông Bùi Như Lạc phụ trách
Đội múa sư lân của anh
chị em thanh niên Luganville Santo Tân đảo
Đội văn nghệ của bà con Việt kiều Trại Sa-puy Santo Tân đảo
Đội múa Sư lân Việt kiều Santô do ông Bùi Như Lạc phụ trách
Phong trào Văn hóa Văn nghệ
Thanh niên VK Tân Thế giới
Ban nhạc Thanh niên VK Noumea Tân Caledoniie
Phong trào "tiếng nhạc át tiếng bom" của hai ban nhạc Hải phòng và Hanoi
Đội múa Sư tử Noumea do anh Trần Ngọc Bích phụ trách
Bác Vũ Hoàng với cây đàn Băng-dô tại Noumea
Màn biểu diễn Văn nghệ của anh chị em VK Noumea New Caledonia
Xin kính chào và trân trọng
cảm ơn quý ông bà, anh chị em đã ghé thăm Blog và gửi gắm ý kiến nhận xét, phê
bình. Xin mời quý vị hãy bấm vào link này để xem hình ảnh đất nước Vanuatu do
jeanvanjean thực hiện.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire