Translate

dimanche 14 octobre 2018

Nghĩa trang dành riêng cho người Việt Nam ở Tân đảo (New Hebrides/Vanuatu)


NGHĨA TRANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Tại Port Vila và Santo Tân đảo (Vanuatu)



 Lễ đài Tưởng niệm uy nghi tại Nghĩa trang người Việt Nam
tại Port Vila Vanuatu (Tân đảo) có hai câu đối chữ nho.


Câu đối bên phải:             Thán dã đông bào hồng Bắc khứ có nghĩa là:  
"Than ôi! Đồng bào ta đã theo chim Hồng bay về Phương Bắc".
Câu đói bên trái                  Ta hồ ngã chủng cách Nam quy có nghĩa là:  
"Tiếc thay! Dòng giống cốt nhục này vẫn ở mãi với Trời Nam".
(Xin chân thành cảm ơn các ông Lưu Đình Tuân, Phạm Quyết Chiến, Đồng Hoàng và anh Đặng Thái Hoàng đã nhiệt tình giúp đỡ dịch thuật) 

  





Jean Vanson biên soạn

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sống « tha phương » (La Diaspora) của người Việt Nam ở Tân đảo thế kỉ 20 tại vùng Nam Thái Bình dương đã được ghi vào LỊCH SỬ của người phu mộ chân đăng. Đã có rất nhiều bài báo, nhiều cuốn phim viết và ghi lại hình ảnh muôn vẻ về trang sử hào hùng đó. 
Trên trang này, tác giả chỉ có  mong muốn nhỏ ghi lại một số hình ảnh về một nghĩa trang của người Việt, dành riêng cho người VN tại Thành phố Port Vila và một số ảnh của nghĩa trang Xanh Mi-sên ở Luganville Santo Tân đảo nay là Vanuatu. Nhằm nêu lên sự hy sinh, mất mát của những con người không may đã phải gửi găm thân phận tại nơi đất khách quê người mà thôi. Đồng thời, cũng chính là để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bà con các nơi mong muốn nắm bắt tình hình về các phần mộ của thân nhân đang yên nghỉ tại nơi đây. 

Ngoài các bức ảnh của tác giả cũng có nhiều bức ảnh quý giá khác của các nhiếp ảnh gia nguyên là bà con VK Santo như các ông Trịnh Tài,  Phạm Bình Tuấn, Phạm bình Hựu, Vũ xuân Thin, Vũ xuân Thanh, bà Vũ Thị Thắm đến từ Việt nam. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý vị.

Tác giả xin mạn phép được sắp xếp thứ tự các phần mộ theo niên đại ghi trên bia mộ cho dễ tìm. Một số bia mộ còn đọc được dễ dàng. Song cũng có không ít bia mộ đã bị phai mờ hoặc bị che phủ bởi nhiều lớp sơn theo năm tháng. Có một số mộ phần không rõ tên tuổi, chỉ ghi 1947. Cho nên tác giả chỉ chụp một mộ phần tượng trưng thôi. Cũng còn một số mộ phần đã được chụp ảnh  nhưng không dám tự tiện đưa lên trang vì nhiều vấn đề tế nhị.

Vậy nếu có gì sai trái, xin bà con thông cảm và lượng thứ. 




28/7/1931. Đây là ngôi mộ tập thể của 6 người phu mộ VN bị kết án tử hình do liên quan đến vụ ám sat tên chủ Xơ-va-liê. Có niên đại lâu đời nhất còn tồn tại ở nghĩa trang người Âu Port Vila Tân đảo. 

1944. Cổng chính Nghĩa trang người Công giáo Việt Nam tai Port Vila.
Đến năm 1944 mới hình thành nghĩa trang dành cho cộng đồng người Công giáo VN giáp ranh với  nghĩa trang người châu Âu tại Port Vila và đến nay hầu như đã bị bỏ hoang.



1945-1946. Lễ đài tưởng niệm tại Nghĩa trang của người Việt Nam ở Port Vila được khởi công xây dưng năm 1945 và khánh thành đầu năm 1946.

 
 
Một ngôi mộ duy nhất xây dựng theo kiểu chùa chiền. Đó là mộ của cụ Trần văn Chùa gốc công giáo.
 

Dưới đây là những hình ảnh của các mộ phần tại Nghĩa trang Port Vila sắp xếp theo thứ tự từ năm 1930 đến nay. 

TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939





TỪ NĂM 1940 ĐẾN NĂM 1949




 





















TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1959






 



 





PHẦN THỨ NHẤT XIN TẠM DỪNG TẠI ĐÂY
Xin hẹn quý vị và bà con tại Phần hai trong kì tới.
(Nghĩa trang Mê-lê, Mông-Mác, Xanh Mi-sên Santo)




Tác giả BLOG xin trân trọng kính chào và cảm ơn quý vị đã dành thời gian quý hiếm để ghé thăm Blog Tân đảo Xưa và Nay. Đồng thời đặc biệt  quan tâm đến di tích lịch sử về cuộc sống tha phương của người phu mộ Việt Nam tại Tân đảo.

Xin chúc mọi người mạnh khỏe và may mắn.















TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1969









Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire